Lê Thị Công Nhân – nạn nhân từ hai phía!

Publié le par Bienxua

Lê Thị Công Nhân – nạn nhân từ hai phía!

 

    Không khác mấy so với những gì đã dự đoán, ngày trở về của nữ hiệp LTCN đã được đón chào hồ hởi, đáp lại cô đã thể hiện bản lĩnh của một chiến sĩ dân chủ ngoan cường và kiên định, đáng quý  hơn cả những bản tính đó lại có ở một người phụ nữ xinh đẹp như cô. 

Có lẽ LTCN là một trong số  ít ỏi những phụ nữ xông pha trên trận tuyến đấu tranh dân chủ, nhân quyền có được nhan sắc khá mặn mà như thế. Cô sắc sảo không chỉ về hình thức bên ngoài, mà còn ở tâm hồn, ở lý tưởng sống của cô. Mới 30 tuổi, nhưng LTCN đã thể hiện được bản lĩnh của một người làm chính trị: dám nghĩ, dám làm, dám chấp nhận vì lý tưởng sống, noi gương cô, chúng ta không còn chỉ trầm trồ tán thưởng, mà như được tiếp thêm sức mạnh về tinh thần, sức mạnh về lý trí để cùng nhau sánh bước trên con đường đấu tranh đòi dân chủ nhân quyền cho VN.

Có lẽ đồng cảm với những suy nghĩ đó, “không hẹn mà gặp”, nhiều trang mạng, nhiều blog cá nhân đã đồng loạt lên tiếng ca ngợi cô, bênh vực cô làm chỗ dựa tinh thần cho cô để cô thêm tin tưởng mà vững bước đi tiếp.

Khi được đông đảo dư luận đồng tình ủng hộ, thì ai cũng nghĩ ngay đến cái lợi mà ít ai để ý đến mặt trái của nó, những vấn đề trái chiều này tuy nhỏ và tiềm ẩn, song nó chắc chắn sẽ là những trở ngại rất lớn đối với LTCN.

1. Đồng đội xa lánh

Ngoại trừ số ít những người “tát nước theo mưa”, “ăn theo sự kiện” nhằm gián tiếp nâng vị thế của mình với mục đích riêng, thì phần đông những người có tự trọng phản ứng rất dè dặt. Không phải họ không vui mừng khi LTCN được ra tù, không phải họ ghanh tỵ, đố kỵ với những gì mà LTCN đang có may mắn được đón nhận. Nhưng họ không muốn làm theo cái “tất yếu có tính gượng ép”.

Khi mới ra tù, nhiều tấm lòng trong và ngoài nước đã trực tiếp hay gián tiếp tìm đến để được biết tình hình về cô, được chia sẻ với cô và qua hiểu biết, chia sẻ đó để nhân rộng, kêu gọi những tấm lòng khác chưa có điều kiện đến với cô có dịp chia sẻ bằng bất kỳ hình thức nào có thể. Chẳng hạn, các cuộc tiếp xúc qua điện thoại, các cuộc phỏng vấn ngắn, các cuộc thăm viếng khó khăn của các nhà dân chủ trong nước… sau đó được loan truyền trên mạng dưới hình thức mẩu tin, đoạn tin… dù ngắn thôi, song cho thấy một sự đón nhận rất chân thành người con ngoan cường trở về tù ngục tù CS. Thật đáng buồn, nếu như ngày trở về không có được cái không khí chào đón đó.

Nhưng không phải chỉ có màu hồng khi nhìn vào bề nổi của sự hiện đó. Nếu chúng ta bình tĩnh để soi xét thì dễ dàng nhìn ra được cái khía cạnh trái chiều của nó.

Trên thực tế, những ai đã đến được với LTCN? Có thể kể tên: Các tổ chức, báo đài hải ngoại (RFI, BBC, VOA) và những cá nhân trực tiếp đến thăm cũng chỉ là Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Trần Luật, hay thân nhân của một số người đang bị giam cầm… đến để làm gì thì không cần giải thích, chúng ta cũng có thể đoán được. Điều đáng nói là một số người có tên tuổi, ngay tại TPHà Nội chẳng thấy ghé thăm, có người không đến, nhưng trong phát biểu trên công luận thì làm ra vẻ quan tâm, nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược (nói dzậy mà không phải dzậy!).

Tại sao họ không đến với LTCN? Nhiều người viện lý do bị chính quyền quản thúc, ngăn cản, nhưng thực tế LTCN bị quản thúc công khai mà còn đến được nhà bà Hồng Ngọc (vợ cụ Hoàng Minh Chính) để dự buổi gặp mặt với một số nhà dân chủ khác. Nếu nói họ không cảm thông hoàn cảnh của LTCN cũng không đúng, vì với một người con gái trẻ, đẹp lại ngoan cường như thế mà bị chèn ép thì không ai không động lòng thương được. Thế như họ vẫn không đến, hoặc đến một cách gượng ép, đến vì mục đích khác (không loại trừ một số ít đến theo yêu cầu của công an). Chúng ta đều biết, bệnh sỹ diện của người Việt rất lớn, nhất là với những người lớn tuổi, họ hiếm khi dám thừa nhận sự thua kém của mình trước đám hậu bối cả (nhất là trong cùng một lĩnh vực với nhau), mặc dù ngoài miệng họ nói cười và không ngớt lời khẳng định họ ủng hộ, không ghanh tỵ, nhưng thực chất, sự nổi tiếng và được dư luận quan tâm nhiều đến mức tràn khắp các trang mạng thì họ bắt đầu nghĩ khác, cái tôi trong họ bắt đầu trỗi dậy. LTCN càng nổi tiếng bao nhiêu, càng được ca ngợi hết lời như “anh thư”, “ngọn nến”, “ngôi sao nhỏ” thì như những gáo nước lạnh hắt vào mặt, như những mũi dao nhọn cứa vào tim họ. Họ không trách LTCN, vì bản thân cô không cố tình và chủ quan cô không thể tự làm được điều đó… nhưng cái đáng trách là dư luận, dư luận đã bất công với họ (những người đã có đóng góp nhiều hơn gấp ngàn vạn lần LTCN)! mà dư luận đây là những ai? Chắc chúng ta có thể sàng lọc ra được!

2. Chính quyền thắt chặt kìm toả

Đây là một logic không thể khác được. Với một chính thể không giành chỗ cho tiếng nói khác biệt như hiện nay, thì việc loại bỏ, vô hiệu hoá những “phần tử” mà họ cho là “nguy hiểm” là một lẽ đương nhiên. Trong khi đó, sự rầm rộ của dư luận khi đồng loạt ca ngợi, giúp đỡ LTCN càng khiến chính quyền lo ngại và đánh giá LTCN là loại “đặc biệt nguy hiểm” là loại “cứng đầu” cần phải đươc rèn giũa… và như thế, thay vì LTCN có thể đi lại trong Phường, được sử dụng các phương tiện cho sinh hoạt cá nhân, giao du bạn bè thì chắc chắn chính quyền sẽ ra tay cản trở, họ sẽ thắt chặt và phong toả hết mọi quan hệ, không cho sử dụng phương tiện liên lạc… thì lúc đó LTCN dù đã được ra tù, nhưng trên thực tế đã bị cô lập như cô đã từng sống, sinh hoạt 3 năm qua. Như thế, LTCN sẽ là được gì cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ, ngoài những danh thơm mà dư luận đã không ngớt lời ca ngợi lúc mới về. Còn về sau, có lẽ cô sẽ lại dẫm lên bước chân của một số nhà dân chủ đã trải qua như Hà Sỹ Phu, Trần Khuê,… đó là lấy sự cọ xát với công an là thước đo đánh giá những công hiến của mình cho phong trào dân chủ trong nước.

Ông bà ta đã dạy: “cái gì quá đều trở nên không tốt”, chúng tôi chỉ lo ngại một điều, nếu cứ hùa vào để làm một việc gì đó mà không biết dừng lại khi vừa đủ thì một tất yếu xảy ra đó là kết cục xấu không thể cưỡng lại.

 

Bằng Hữu

 

 

Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :
Commenter cet article